Chương trình tuyển điều dưỡng viên đi Nhật Bản ngày càng thu hút lao động có trình độ chuyên môn điều dưỡng tham gia. Bởi mức thu nhập từ việc làm điều dưỡng cao, chế độ đãi ngộ tốt, môi trường làm việc hiện đại. Tuy nhiên, thời gian đầu khi sang Nhật Bản làm công việc điều dưỡng, các bạn cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định. Do chưa quen với môi trường công việc với cuộc sống mới tại xứ sở hoa anh đào

Dưới đây là những khó khăn mà điều dưỡng viên Việt Nam gặp phải khi đi xuất khẩu lao động điều dưỡng tại Nhật Bản.
1. Rào cản ngôn ngữ
Khác với các ngành nghề lao động phổ thông, nghành nghề điều dưỡng có phần giao tiếp nhiều hơn và đòi hỏi có năng lực tiếng Nhật N4 trở lên. Nhưng thực tế, điều dưỡng viên Việt Nam khả năng nghe nói tiếng Nhật còn hạn chế. Trong khi, người già ở Nhật Bản lại có thói quen nói khá nhanh. Chính vì vậy, khi giao tiếp, điều dưỡng viên Việt Nam không thể hiểu hết được ý của người già, người bệnh.
>> Xem ngay: Có nên sang Nhật Bản làm điều dưỡng ?
2. Môi trường làm việc tại Nhật Bản
So với môi trường làm việc tại Việt Nam thì môi trường làm công việc của điều dưỡng khắt khe hơn rất nhiều. Mọi lao động đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những nội quy quy định tại nơi làm việc. Ở Nhật, không có định nghĩa “cao su thời gian”. Và thường có thói quen đến trước giờ làm 15 phút để chuẩn bị tốt nhất cho ngày làm việc mới.
Do vậy, để có thích nghi với môi trường làm việc tại Nhật Bản, điều dưỡng viên Việt phải bỏ những thói quen xấu và tuân thủ mọi quy định tại nơi làm việc.
>> Xem ngay: Công việc của điều dưỡng ở Nhật Bản gồm những công việc gì?
3. Thời tiết Nhật Bản
Khí hậu ở Nhật Bản cũng được chia làm 4 mùa rệt: Xuân, Hạ, Thu và Đông. Tuy nhiên mùa Đông ở Nhật Bản lạnh hơn ở Việt Nam và có tuyết rơi. Tuy nhiên, bạn đừng lo, bởi ở Nhật Bản rất hiện đại. Hầu hết các phương tiện di chuyển, nơi làm việc đều có máy sưởi ấm. Đặc biệt, ở Nhật Bản thiết kế nhiều thiết bị giúp giữ ấm cơ thể như chăn giữ nhiệt, áo giữ nhiệt, bàn giữ nhiệt,…
4. Đồ ăn Nhật Bản
Theo nhận xét của hầu hết các bạn thực tập sinh mới sang Nhật làm việc thì đồ ăn ở Nhật Bản khá khó ăn. Bởi đặc trưng nguyên thủy văn hóa ẩm thực của Nhật Bản là thức ăn sống . Ví dụ như sashimi (cá lát sống) và sushi (cơm phủ cá sống),…
Vì vậy, thời gian đầu khi mới sang Nhật bạn nên mang theo gia vị của Việt Nam và một số đồ ăn khô như mỳ tôm, ruốc khô, củ cải khô,…
Trên thực tế, đi xuất khẩu lao động điều dưỡng ở bất kỳ nước nào đều gặp những khó khăn nhất định. Để có thể thành công trên con đường đi xklđ tại Nhật Bản, người lao động phải vượt qua những khó khăn thách thức đó để gặt hái thành công.
Chúc các bạn thành công trên con đường đi xuất khẩu lao động điều dưỡng tại Nhật Bản!